Làm thế nào để đấu mixer với các thiết bị âm thanh khác ?

Mixer là thiết bị âm thanh quan trọng được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau.Đối với các thiết bị như microphone hay nhạc cụ đều có tín hiệu rất nhỏ, vì vậy việc đấu nối mixer với các thiết bị âm thanh khác sẽ giúp cho việc điểu chỉnh âm thanh được dễ dàng hơn. Vậy đấu nối mixer với các thiết bị âm thanh khác như thế nào ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé.

Vai trò của mixer trong dàn âm thanh là gì?

Chắc chắn rằng mixer có vai trò khá quan trọng và đồng thời là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống dàn âm thanh.Bên cạnh đó, có thể sử dụng mixer để trộn âm thanh rất tốt, âm thanh trở nên chất lượng và sắc nét hơn. Thiết bị âm thanh này là trung tâm nhận các tín hiệu từ các thiết bị khác như Micro, nhạc…sau đó xử lý các tín hiệu và truyền thông tin cho người sử dụng để điều chỉnh nhạc theo ý muốn.
mixer
Mixer được chia ra thành nhiều loại khác nhau tùy vào từng nhu cầu sử dụng của mỗi người. Có những loại Mixer dành riêng cho sự kiện hay đơn thuần mixer cho dàn âm thanh karaoke, mixer thu nhạc.Vì vậy, cần xác định rõ mục đích sử dụng là điều cần thiết và không thể bỏ qua trước khi mua.
Có thể nói mixer có rất nhiều công dụng trong vấn đề xử lý âm thanh mang đến chất lượng âm thanh đạt chuẩn.Cách đấu nối mixer với các thiết bị khác cũng không quá khó khăn. Đơn giản tiện dụng và khá nhiều lợi ích trong cuộc sống đặc biệt đối với các lĩnh vực sử dụng nhiều âm thanh. 

Làm thế nào để đấu nối mixer với các thiết bị âm thanh khác ?

Trước khi bắt đầu tìm hiểu về cách nối mixer với các thiết bị khác, hãy cắm các micro và các nhạc cụ theo thứ tự thích hợp, các micro phải ở một nhóm và nhạc cụ ở cùng một nhóm. Cách thực hiện được tiến hành như sau: 
Toàn bộ micro được cắm vào jack XLR. 
Nhạc cụ cắm vào jack 6 ly.
Nối Send Effect vô INPUT và OUTPUT vô Return của mixer.
Nối L/R master vô Equalizer.
Nối Aux out từ điểm 1 – 2 vô hệ thống ampli-loa để kiểm tra.
Lưu ý: Nếu mixer có Subgroup, hãy chia theo theo từng nhóm.
Chỉnh toàn bộ Gain về vị trí nhỏ nhất, và đồng thời kéo toàn bộ các fader volume ở mức nhỏ.
Đưa Equalizer của từng đường (Hi, Mid, Lo) về 0 nằm ngay vị trí giữa.

Điều chỉnh GAIN và VOLUME phù hợp

mixer
Đối với GAIN và VOLUME các bạn cần thực hiện và lưu ý những điều sau: 
+ Đưa Master LR lên mức 0dB, và Subgroup xuống -3 dB.
+ Đẩy Fader lên – 6 dB.
+ Yêu cầu nhạc công kiểm tra nhạc cụ ở mức trung bình và mức lớn nhất.
+ Tăng Gain lên từ từ cho đến khi đèn Clip bắt đầu báo đỏ. Và đồng thời giảm xuống một ít để âm thanh vừa, lưu ý khi lúc âm thanh lớn nhất cũng không được báo đỏ. 
+ Trong trường hợp nếu Mixer có nút PFL thì chỉ cần nhấn nút, và tiến hành thử âm thanh ở các mức trung bình và lớn nhất. Tiếp theo tăng gain cho đến khi 2 cột đèn LR báo đến 0dB thì dừng lại.

Cách kiểm tra loa thông dụng nhất

Khi âm thanh và chất tiếng (EQ) đã đạt theo yêu cầu, việc tiếp theo chỉnh loa kiểm tra (Monitor). Tăng nút Aux – dùng để nối với hệ thống amp + loa kiểm tra, đến khi cảm thấy hài lòng. Tuy nhiên cần chú ý, công cụ để kết nối Monitor là Aux. Pre, để âm lượng không bị ảnh hưởng lên xuống khi điều chỉnh volume. Và không chạm vào nút Aux, trừ khi yêu cầu điều chỉnh.

Cách điều chỉnh Effect cơ bản

Khi đã chắc chắn rằng việc điều chỉnh âm thanh đã hoàn chỉnh. Đối với nhạc cụ sẽ không cần thêm effect ngoại trừ trống hoặc nhạc cụ thùng như guitar thùng, violin, kèn…
Có 02 cách điều chỉnh Effect cơ bản như sau:
+ Chỉnh Effect Send ở master lên 0 dB và Effect Return ở master lên 0 dB.
+ Điều chỉnh effect tăng dần cho đến lúc hài lòng.
Lưu ý:
Đèn input của effect phải hiện màu xanh và không được đỏ trong bất kỳ tình huống nào.
Effect chỉ được phép nhỏ hơn tiếng thật. Và điều chỉnh lại các giọng và nhạc cụ sao cho hài hoà sắc và rõ hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng mixer

mixer
Mixer là một công cụ hữu ích đối với người vận hành hệ thống audio. Với bàn mixer họ có thể hoàn toàn điều khiển để cho ra âm thanh đạt chất lượng theo mong muốn. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điểm như sau: 
+ Các fader của từng kênh phải luôn nhỏ hơn Subgroup và Subgroup phải nhỏ hơn Master. 
+ Theo dõi hai cột đèn LR, không vượt quá 0dB.
+ Lúc nhạc cụ hay giọng ca nào solo chính, ta hãy đưa phần đó lên; còn nếu không thì lại giảm xuống.
+ Micro không sử dụng, phải nhấn nút MUTE để tránh xảy ra tình trạng hú.
+ Lưu ý đến 03 điều như:  
  • Tăng/giảm 3dB là tăng/giảm độ lớn âm thanh một chút.
  • Tăng/giảm 6dB là tăng/giảm độ lớn âm thanh mà có thể nhận biết rõ ràng.
  • Tăng/giảm 10 dB là tăng/giảm độ lớn âm thanh lên gấp đôi. 
mixer
+ Hệ thống âm thanh không được hoạt động quá khả năng.
Trên đây là những chia sẻ mà Lâm An muốn giới thiệu đến các bạn về cách đấu nối mixer với các thiết bị âm thanh khác. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm được cho mình những kiến thức cơ bản để có thể tự đấu nối cho dàn âm thanh của mình.
Nếu cần được tư vấn thêm về các linh kiện phụ kiện âm thanh hãy liên hệ với Lâm An Audio qua hotline 0973 868 198 nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Có nên mua loa sân khấu giá rẻ hay không ?

Địa chỉ cung cấp đèn sân khấu giá rẻ tại Nghệ An

Những phụ kiện cần thiết cho một dàn âm thanh chuyên nghiệp